Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiêu chảy cấp là 1 trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và có thể gây ra tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ, triệu chứng như thế nào và cách điều trị ra sao hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.


TIÊU CHẢY CẤP LÀ GÌ?

Tiêu chảy cấp ở trẻ là hiện tượng trẻ đi đại tiện nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân – phân lỏng nhiều nước và có thể kéo dài 1  tuần đến 10 ngày. Trẻ bị tiêu chảy có thể kèm theo sốt, nôn, đau bụng, biếng ăn. Đặc biệt xuất hiện tình trạng mất nước có thể dẫn đến tử vong.

Tiêu chảy cấp có thể khiến trẻ bị mất nước, suy dinh dưỡng

TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ bố mẹ có thể nhận biết như:
Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tần suất đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày. Hoặc nhiều hơn trẻ bú mẹ có thể phân sẽ nhiều nước hơn so với trẻ bú sữa công thức.
Khi trẻ bị tiêu chảy phân thường lỏng nhiều, có nhiều nước, và có mùi hôi tanh. Bên cạnh đó, khi bị tiêu chảy cấp trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,..
Thông thường, ở trẻ dưới 1 tuổi gọi là bị tiêu chảy khi trẻ đi đại tiện gấp đôi số lần bình thường. Đối với trẻ trên 1 tuổi, tình trạng gọi là tiêu chảy khi trẻ đi ngoài phân lỏng nước từ 3 lần trở lên trong 1 ngày.

NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do virus. Một số ít trường hợp là do vi khuẩn và ký sinh trùng hoặc cũng có thể là do dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài. Hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi sữa.
Tiêu chảy cấp thường gặp nhiều ở trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi. Đây là độ tuổi bắt đầu tập ăn dặm, trẻ suy dinh dưỡng hoặc trẻ bị suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, đặc biệt là rota virus.

Rota virus là 1 trong những nguyên nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ

CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY CẤP

Thông thường với trẻ bị tiêu chảy cấp cha mẹ có thể tự theo dõi tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là 1 số lưu ý mẹ cần nhớ khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp:
Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường. Đối với trẻ đang bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường. Vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng để chống đỡ bệnh tật. Ngoài ra mẹ cũng cho trẻ bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mẹ cũng cần tiếp tục cho trẻ ăn giúp bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên cần lưu ý cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu và cho ăn thành các bữa nhỏ.
Nếu trẻ không có dấu hiệu mất nước, vẫn chơi, ăn, bú khá bạn có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên cần cho trẻ nhập viện ngay nếu có các dấu hiệu như: Trẻ rất khát, môi khô, khóc không có nuớc mắt, phân có lẫn máu, đi ngoài trên 8 lần trong vòng 6 giờ hoặc nôn ói nhiều, trẻ lừ đừ, li bì…

Cần bù nước đầy đủ khi trẻ bị tiêu chảy cấp

CÁCH PHÒNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ BỐ MẸ CẦN NHỚ

Để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý 1 số vấn đề dưới đây:
– Rửa tay trẻ sạch sẽ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh.
– Vệ sinh tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn. Hay trước cho trẻ ăn uống để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác.
– Với những những chất thải của trẻ và giấy lau cần được xử lý ngay.
– Giặt sạch tã lót, quần áo và khăn trải giường bị dính phân.
– Ngoài ra khi chế biến thức ăn cho trẻ cần nấu chín kỹ, không nên cho trẻ ăn thức ăn cũ.
Tiến sĩ., Bác sĩ CKII Phạm Thị Bình
Bác sĩ phòng khám Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rạn xương sườn bao lâu thì khỏi hẳn hoàn toàn? BS tư vấn

Ngón tay dùi trống - Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người không biết

Các loại sữa hỗ trợ điều trị ung thư tốt nhất hiện nay