Cách Giảm Đau Xương Mu khi mang thai NHANH CHÓNG nhất

Thông thường, các cơn đau xương mu không gây nguy hiểm tới mẹ bầu và thai nhi nhưng sẽ khiến chị em khó chịu, đặc biệt mỗi khi vận động, đi lại. Vì thế, nếu bị đau xương mu khi mang thai, mẹ bầu nên áp dụng những bí quyết dưới đây để tạm biệt nhanh chóng những cơn đau này.
Đau xương mua khi mang thai. Theo các chuyên gia y tế, đau xương mu thường gặp ở mẹ bầu giai đoạn 3 tháng cuối. Ban đầu là những cơn đau nhẹ nhưng càng về cuối thai kỳ, cơn đau ngày càng nặng với tần suất dày hơn.

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

Sự phát triển của thai nhi

Khi thai nhi trong bụng ngày càng lớn, tử cung to lên sẽ kéo theo sự giãn ra của xương chậu gây đau xương chậu và xương mu. Thai nhi càng lớn thì áp lực lên xương chậu và xương mu càng nhiều. Vì thế mẹ bầu sẽ cảm giác đau liên tục, đau nhiều, đau tăng khi đi lại, vận động.

Sự thay đổi vị trí của thai nhi

Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ có hiện tượng dịch chuyển vị trí dần xuống dưới gần âm đạo. Vì thế sẽ khiến cho xương mu bị chịu áp lực đè nén gây đau. Việc thai nhi quay đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương mu.
Sự phát triển của thai nhi khiến xương mu mẹ bầu có thể bị đau
Sự phát triển của thai nhi khiến xương mu mẹ bầu có thể bị đau

Do mang thai nhiều lần

Nếu mang thai nhiều lần các cơ thành bụng sẽ bị giãn ra khiến thai nhi thường ở vị trí thấp hơn so với lần mang thai đầu tiên. Áp lực lên xương mu lớn gây đau nhức.

Hệ tuần hoàn của mẹ có vấn đề

Để thai nhi sinh trưởng và phát triển một cách khỏe mạnh thì hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người mẹ phải hoạt động liên tục. Vì thế, cơ quan tuần hoàn trong cơ thể gặp phải một số vấn đề như phù nề dẫn tới đau xương mu.
TIN LIÊN QUAN:
  • Chặn Đứng các cơn đau xương chậu khi mang thai đơn giản
  • Cách chữa đau khớp ngón tay khi mang thai hiệu quả nhanh nhất
  • Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không & Điều cần Lưu Ý cho bà bầu
  • CÁCH XỬ TRÍ NHANH CHÓNG TÌNH TRẠNG ĐAU XƯƠNG MU KHI MANG THAI

    Đau xương mu khi mang thai không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhưng có thể khiến mẹ bầu đau nhức, khó chịu, khó khăn trong sinh hoạt, vận động. Do đó, mẹ bầu có thể tham khảo những cách đau xương mu khi mang thai dưới đây:

    Thay đổi tư thế

    Việc thay đổi tư thế một cách linh hoạt sẽ giúp giảm tối đa áp lực lên vùng xương mu khi mang thai. Lưu ý chị em  nên thay đổi tư thế một cách từ từ, tránh thay đổi đột ngột khiến tình trạng đau nặng hơn.
    Thay đổi tư thế ngủ sẽ giúp giảm đau xương mu hiệu quả
    Thay đổi tư thế ngủ sẽ giúp giảm đau xương mu hiệu quả
    – Thay đổi tư thế nằm: mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, tránh nằm nghiêng sang phải nhiều. Vì sẽ đè lên mạch máu chính cung cấp cho thai nhi. Nên sử dụng thêm đệm, gối nhỏ vào thắt lưng và dưới bụng để có tư thế nằm thoải mái nhất.
    – Thay đổi tư thế ngồi: mẹ bầu cần ngồi thẳng lưng, không nên khom lưng hay ngửa ra đằng trước. Có thể sử dụng thêm gối kê, không ngồi vắt chéo chân, không ngồi xổm
    – Thay đổi tư thế đứng: Những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu không nên đứng quá nhiều, nên thả lỏng vai.
    – Thay đổi tư thế đi: không sử dụng giày cao gót khi mang thai. Giữ tư thế đi thẳng lưng, không cúi đầu xuống đất hoặc ngước lên quá cao.

    Nghỉ ngơi đầy đủ

    Những tháng cuối của thai kỳ, chị em nên nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ, đủ giấc để giảm tình trạng đau xương mu hoặc khả năng khiến bệnh nặng hơn.
    Chị em nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng hàng ngày để có thai kỳ khỏe mạnh
    Chị em nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng hàng ngày để có thai kỳ khỏe mạnh

    Tập thể dục khi mang thai

    Tập thể dục đều đặn sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, không chỉ giúp giảm đau xương mu mà còn có thể giúp mẹ bầu vượt cạn nhẹ nhàng và nhanh chóng.

    Sử dụng đai bụng bầu

    Mẹ bầu có thể sử dụng đai bụng bầu để giảm áp lực lên vùng xương mu cũng giúp giảm tình trạng đau.
    Đau xương mu khi mang thai có thể gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Vì thế, chị em không nên quá lo lắng khi gặp phải tình trạng này. Nếu đau xương mu kèm theo các biểu hiện bất thường khác như đau bụng, có máu báo… Thì mẹ bầu cần đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
    Bác sĩ CK II, Tiến sĩ, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Kim Loan
    Bác sĩ phòng khám cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rạn xương sườn bao lâu thì khỏi hẳn hoàn toàn? BS tư vấn

Ngón tay dùi trống - Căn bệnh nguy hiểm mà nhiều người không biết

Các loại sữa hỗ trợ điều trị ung thư tốt nhất hiện nay